Tin tức
25/09/2022
Bệnh bạch biến có lây không và có chữa được không?

Những người mắc bệnh bạch biến sẽ có mảng da nhạt màu hơn so với những vùng khác trên cơ thể, do đó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là bệnh bạch biến có lây không và bệnh bạch biến có chữa được không?
1.Bạch biến là gì?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc bệnh bạch biến có chữa được không, chúng ta cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Khái niệm bạch biến miêu tả tình trạng mất hoặc giảm sắc tố ở da, điều này khiến những vùng da bị ảnh hưởng có biểu hiện nhạt màu hơn so với những vị trí khác của cơ thể. Bên cạnh ảnh hưởng đến màu sắc da, tóc hoặc lông tại vùng da đó cũng nhạt màu hơn bình thường. Tuy nhiên một đặc điểm quan trọng của bệnh bạch biến là vùng da đổi màu hoàn toàn không kèm theo các tổn thương khác như sần sùi, nổi mụn nhọt hay nhăn nheo…
Bệnh lý đặc biệt này có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, trong đó độ tuổi phổ biến nhất là trước 12 tuổi với tỷ lệ lên đến khoảng 25 - 30%. Đồng thời tỷ lệ bị bạch biến ở giới nam và giới nữ là không có sự khác biệt. Về mặt dịch tễ, bạch biến thường được ghi nhận phổ biến hơn ở những khu vực khí hậu nhiệt đới và người da màu có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn so với những chủng tộc khác.
Do là bệnh biểu hiện trên da nên bạch biến rất dễ được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những mảng hoặc dải da nhạt màu, thường là màu trắng hay hồng nhạt và khác biệt rõ rệt so với vùng da xung quanh;
- Lông và tóc ở trên các mảng da nhạt màu cũng bạc màu theo;
- Ngoài việc thay đổi sắc tố thì vùng da bị bạch biến vẫn có đặc điểm tương tự vùng da bình thường, hoàn toàn không đau, không đóng vảy hay sưng ngứa…;
- Vùng da bị bạch biến thường nhạy cảm với tia cực tím (tia UV). Điều này cảnh báo bệnh nhân bạch biến khi ra ngoài trời cần che chắn đầy đủ và nên kết hợp bôi kem chống nắng để tránh tình trạng bỏng da.
Những vị trí hay bị bạch biến thường sẽ lộ ra ngoài và tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng như vùng da mặt, da tay và/hoặc chân. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số ít mảng nằm rải rác ở vài vị trí trên cơ thể, nhưng một số trường hợp vùng da giảm sắc tố sẽ lan rộng và đối xứng theo cách phân loại như sau:
- Bạch biến thể phân đoạn: Đặc điểm nhận diện là một mảng da nhạt màu xuất hiện tại một, hai hoặc nhiều đoạn không liên tục trên cơ thể;
- Bạch biến không phân đoạn: Đặc trưng là những mảng da giảm sắc tố xuất hiện liên tục, lan rộng và đối xứng trên cơ thể;
- Bạch biến thể hỗn hợp: Là thể kết hợp của 2 thể trên;
- Bạch biến không thể phân loại: Là thể bạch biến mà những vùng da mất sắc tố xuất hiện không đối xứng, không phân đoạn theo các thể trên.
2.Nguyên nhân gây bệnh bạch biến
Cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất của bệnh bạch biến là sự sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng của các tế bào sắc tố ở da, dẫn đến việc quá trình sản xuất melanin (quyết định màu sắc da) bị ảnh hưởng và kết quả là da nhạt màu hơn bình thường.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính xác khiến các tế bào sắc tố da bị suy giảm số lượng và chất lượng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một vài giả thiết như sau đã được đặt ra với mức độ tin cậy tương đối cao:
Yếu tố di truyền: Tỉ lệ người bị bạch biến do di truyền từ người thân trong gia đình mắc căn bệnh này lên đến 20%;
Miễn dịch: Bệnh nhân có những bệnh lý toàn thân như bệnh tuyến thượng thận, tuyến giáp, các tuyến sinh dục hay các bệnh lý gan tụy… trong cơ thể có sự xuất hiện của một số loại kháng thể có khả năng tự tiêu diệt tế bào sắc tố da của bản thân (tạm gọi là tự miễn). Những bệnh lý trên có thể là nguyên nhân góp phần hình thành bệnh bạch biến;
Một số nguyên nhân khác:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế hệ thống miễn dịch như Nivolumab, Pembrolizumab…;
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại như Thiol, Phenol… cũng có thể tác động đến các tế bào sắc tố;
- Thứ phát sau một số bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc siêu vi, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào sắc tố da.
3.Bệnh bạch biến có lây không?
Bệnh bạch biến có tự khỏi không và bệnh bạch biến có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Mặc dù bạch biến có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực da khác nhau trên cơ thể nhưng nó hoàn toàn không lây qua những tiếp xúc vật lý trực tiếp thông thường. Một bệnh nhân mắc bệnh bạch biến hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với cho người khác thông qua các động tác như bắt tay, ôm và hoàn toàn yên tâm về việc ăn uống chung…
Nguyên nhân chính gây ra bạch biến là do những sai sót trong quá trình sản xuất melanin của tế bào sắc tố, do đó không liên quan đến các bệnh truyền nhiễm (nhiễm trùng hay nhiễm virus). Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bệnh bạch biến có lây không là hoàn toàn không lây.
Bên cạnh đó là một vấn đề cũng tương đối quan trọng mà bệnh nhân nên nắm rõ chính là mặc dù không lây nhiễm, nghĩa là không lây lan giữa người với người, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy bạch biến có thể di truyền qua các thế hệ. Tuy nhiên các nghiên cứu không khẳng định tất cả con cái của những người bị bạch biến đều sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Thực tế việc dự đoán khả năng di truyền của bạch biến là rất khó.
Các chuyên gia da liễu nhận định và khẳng định rằng bạch biến chỉ là một khiếm khuyết thẩm mỹ trên da, giới hạn ở một cá thể và hoàn toàn không lây nhiễm, tuy nhiên có nhiều khả năng cho thấy bệnh bạch biến được di truyền dù rất khó dự đoán được xác suất mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị bạch biến.
4.Bệnh bạch biến có tự khỏi không và điều trị như thế nào?
Cơ bản thì bạch biến sẽ không tự khỏi và hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa bạch biến dứt điểm hoàn toàn. Những cách chữa bạch biến hiện tại hầu hết chỉ tác động để ngăn chặn các mảng da mất sắc tố lan rộng và làm cho sự chênh lệch màu sắc giữa vùng da bị ảnh hưởng và vùng da thường khó được nhận thấy hơn.
Các phương pháp chữa bạch biến hiện nay bao gồm:
- Sử dụng kem bôi ngoài da: Bệnh nhân bạch biến có thể được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định sử dụng một số loại kem bôi ngoài da có chứa thành phần Corticosteroid với mục đích giúp làn da đều màu hơn. Tuy nhiên một vấn đề cần đặc biệt quan tâm là kem bôi Corticosteroid có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn như kích thích lông mọc nhiều, da nhăn nheo, dễ bị co lại và đôi khi xảy ra tình trạng kích ứng da… Do đó trước khi dùng thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cũng như hướng dẫn điều trị. Lưu ý không tự ý mua thuốc về bôi, tránh dùng quá liều khuyến cáo để tránh gặp phải các tác dụng phụ khiến cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
- Uống thuốc: Các thuốc thuộc nhóm steroid hoặc các loại kháng sinh do bác sĩ kê đơn cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả chữa bạch biến;
- Liệu pháp Psoralen và tia cực tím A (PUVA): Trước khi chiếu tia UVA, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc có thành phần Psoralen hoặc bôi kem đặc trị lên vùng da bạch biến để tăng hiệu quả chiếu tia. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được phơi nắng và phải đeo kính râm khi ra ngoài trời. Tuy nhiên liệu pháp PUVA vẫn tồn tại một số tác dụng phụ bao gồm cảm giác buồn nôn, da cháy nắng, ngứa ngáy hoặc trở nên sạm màu hơn bình thường;
- Sử dụng tia UVB dải hẹp: Phương pháp chữa bạch biến này ra đời nhằm thay thế cho liệu pháp PUVA và thường được bác sĩ và bệnh nhân ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả cao hơn và hạn chế được các tác dụng phụ trong trị liệu;
- Điều trị bằng tia laser Excimer: Phương pháp chữa bạch biến này đã được áp dụng đối với bệnh nhân có vùng da nhạt màu diện tích nhỏ, duy trì 2 - 3 lần/tuần và kéo dài lên đến vòng 4 tháng;
- Phẫu thuật: Những bệnh nhân đã điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và thuốc nhưng hiệu quả không cao, đồng thời xuất hiện thêm các mảng trắng trên da có thể xem xét đến một số biện pháp phẫu thuật như sau: Ghép da; Cấy ghép melanocyte; Phương pháp Micropigmentation.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về tình trạng bệnh bạch biến, bạn có thể lựa chọn dịch vụ chăm sóc da liễu để kết nối với Bác sĩ từ xa. Giải pháp khám từ xa qua cuộc gọi video với bác sĩ đang là một trong những phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất trong năm 2022 giữa bối cảnh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang leo thang ngày một nghiêm trọng.
Với AIviCare, bạn hoàn toàn có thể gặp ngay bác sĩ chỉ sau 5 phút và nhận tư vấn dứt điểm cho các các biểu hiện của da như: Bệnh zona người lớn; Phát ban (nổi mề đay người lớn); Bệnh vảy nến; Bệnh chàm; Bệnh trứng cá đỏ; Các vấn đề về nấm da; Phát ban, lang ben, hắc lào; Các vấn đề về mụn, nhọt; Nám…
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:
- Tạo tài khoản nhanh chóng;
- Đăng nhập thông minh;
- Đặt hẹn trực tuyến;
- Kết nối với bác sĩ online ổn định…
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.