Tin tức 17/07/2022

Các rối loạn tâm lý khi mang thai thường gặp

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Ngoài sức khoẻ sinh lý, thay đổi hormone gây rối loạn tâm lý là vấn đề rất đáng được quan tâm. Một số nghiên cứu đã chứng minh rối loạn tâm lý khi mang thai có liên quan đến một số kết cục tiêu cực của trẻ sơ sinh.

1.Trạng thái tâm lý tích cực khi mang thai

Trạng thái tâm lý tích cực là trạng thái khỏe mạnh của tinh thần. Bà bầu cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc sẽ có khả năng chống chọi và đối phó với stress khi mang thai, đặc biệt còn giúp phòng ngừa trầm cảm sau sinh sau này, duy trì các mối quan hệ một cách nhẹ nhàng nhất và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi bà bầu cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh còn cho phép em bé của bạn phát triển trong một môi trường vui vẻ và thoải mái nhất.
Từ trong bào thai, em bé đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ mà người mẹ trải qua. Điều này bao gồm những âm thanh trong môi trường sống, không khí mà bà mẹ hít thở, thức ăn mẹ ăn và cả cảm xúc mà người mẹ đang cảm nhận. Khi bà bầu cảm thấy vui vẻ lúc chồng đi làm về hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, người mẹ có thể để ý rằng con trong bụng cũng phản ứng lại bằng cách cử động trong tử cung.
Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng phát triển tâm lý theo chiều hướng tích cực, rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý khi mang thai.

2.Rối loạn tâm lý khi mang thai là gì và những nguy cơ đi kèm

Rối loạn tâm lý ở bà bầu thường là những trạng thái tiêu cực với nhiều mức độ. Từ những căng thẳng tự nhiên (cơn stress), trạng thái lo âu cho đến tình trạng rối loạn lo âu bệnh lý, trầm cảm do bà bầu tự cảm nhận hoặc trầm cảm có biểu hiện trên lâm sàng và các bệnh lý khác đi kèm… đây đều là những dạng rối loạn tâm lý ở bà bầu thường gặp.
Ngoài tình trạng stress và rối loạn trầm cảm, một số khảo sát còn ghi nhận phụ nữ có thai còn bị các rối loạn tâm thần kèm theo như lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn hoảng loạn, rối loạn trong việc ăn uống... gây ra những ảnh hưởng không tốt lên thai nhi. 
Nếu bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực  - giai đoạn hưng cảm khi mang thai có thể sinh ra các hành vi nguy cơ cao như: gia tăng hoạt động tình dục, hoạt động thể lực quá mức, lạm dụng ma túy, rượu. Rối loạn lưỡng cực cũng có thể đi kèm với các bất thường về nhau thai và chảy máu trong giai đoạn thai kỳ. Trong khi đó rối loạn hoảng loạn trong thai kỳ (1-2%) có nguy cơ cao chuyển dạ sớm và sinh non, nhiều nước ối và thiếu máu.
Các rối loạn ăn uống trong thời gian mang thai ước tính vào khoảng 1,4% đối với chứng chán ăn tâm thần, 1,6% ăn vô độ và 3,7% là dạng hỗn hợp của 2 loại rối loạn này. Bệnh nhân ăn uống vô độ có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần, nguy cơ sinh non tăng gấp 3 và gấp 6 lần về đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nhân chán ăn tâm thần mà có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong thai kỳ và thai nhẹ cân.
So với phụ nữ bình thường thì phụ nữ có chứng tâm thần phân liệt thường có thời gian mang thai không suôn sẻ, tỉ lệ sinh con sống rất thấp. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường kèm theo các bệnh lý mãn tính khác như: cao huyết áp và đái tháo đường. Ước tính 1/2 bệnh nhân tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác có tình trạng lạm dụng rượu hay ma túy. Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần phân liệt mang thai còn có nguy cơ cao bị sinh non, tuổi thai nhỏ, thai nhẹ cân, thai chết lưu, bất thường nhau thai hay khiếm khuyết tim mạch ở thai nhi.

3.Bà bầu bị rối loạn tâm lý ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu bị rối loạn tâm lý, stress khi mang thai, trầm cảm khi mang thai và lo âu sẽ khiến thai nhi rơi vào nguy cơ gặp phải các kết cục xấu. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng tinh thần rất lớn đối với người mẹ sau khi trẻ ra đời, thậm chí tăng nguy cơ bị trầm cảm mãn tính:
Bà bầu bị rối loạn tâm lý ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi như sau:

3.1. Trẻ nhận các tín hiệu stress từ mẹ

Trong quá trình bào thai lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ cơ thể mẹ, không chỉ là âm thanh nhịp tim hay bất kỳ bản nhạc nào mà mẹ nghe, trẻ còn có thể nhận được các tín hiệu hóa học thông qua nhau thai. Những thay đổi hormone gây rối loạn tâm lý sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, hormone này cũng gia tăng trong máu của thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự như người mẹ.
Trục nội tiết hạ đồi - tuyến yên - thượng thận được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà cảm xúc trong cơ thể người. Thay đổi hormone gây rối loạn tâm lý tiêu cực kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận làm tăng cortisol trong máu, dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Trong thai kỳ, 10 - 20% cortisol qua nhau thai, nếu cortisol tăng lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ của thai nhi, từ đó thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) trong bụng mẹ.
Các nghiên cứu còn cho thấy những cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra tình trạng tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị suy giảm, thai có thể chậm tăng trưởng và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật cao.

3.2. Thay đổi hormone gây rối loạn tâm lý và tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ

Stress khi mang thai làm thay đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo. Những thai phụ thường xuyên stress khi mang thai sẽ tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Vi sinh vật này có khả năng lây truyền dọc cho thai khi chuyển dạ.

3.3. Em bé dễ cáu gắt nếu mẹ giận dữ trong thai kỳ?

Có giả thiết cho rằng, trạng thái tâm lý của bà bầu sẽ góp phần định hình kiểu tâm thần kinh và hành vi của trẻ từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai chịu ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Tâm trạng của mẹ sẽ tác động lên sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Do đó, một mẹ bầu vui vẻ và hạnh phúc sẽ sinh ra những em bé khoẻ mạnh.
Có thể thấy tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm bởi bác sĩ, gia đình và xã hội. Bác sĩ qua các lần thăm khám cần đánh giá thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không để kịp thời chẩn đoán sớm và điều trị, làm giảm nguy cơ thai nhi gặp phải những kết cục xấu.
 
Bản thân các thai phụ nên xây dựng cho bản thân mình một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp. Nếu có thể bà bầu nên tham gia các lớp học tiền sản và câu lạc bộ để chuẩn bị kiến thức thật tốt cho thai kỳ, cho thời gian hậu sản và nuôi con. Hãy có một tinh thần tích cực và sinh ra một em bé khỏe mạnh. 
 
Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về tình trạng rối loạn tâm lý khi mang thai, thai phụ và gia đình có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến để kết nối với Bác sĩ từ xa. Liên kết với nhiều bệnh viện, phòng khám lớn, AIviCare chính là lựa chọn thông thái của các gia đình, cho phép kết nối 1 - 1 với các Bác sĩ gia đình với nhiều ưu điểm:
  • Đặt khám mọi lúc mọi nơi với các bác sĩ, chuyên gia 
  • Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:
  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;
  • Đặt hẹn trực tuyến;
  • Kết nối với bác sĩ online ổn định…
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.