Tin tức
24/09/2022
Cách sống chung với trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần xảy ra khi tâm trạng thay đổi cực độ bao gồm giai đoạn cảm xúc cao (hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm) và giai đoạn trầm cảm. Vậy rối loạn lưỡng cực có khỏi được không và những lời khuyên để sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là gì?
1.Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
Tương tự như rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là bệnh lý tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng cực độ. Biểu hiện của rối loạn lưỡng cực bao gồm một trạng thái cảm xúc hưng phấn cao độ (gọi là giai đoạn hưng cảm), xen kẽ là những giai đoạn cảm xúc xuống mức thấp nhất (gọi là giai đoạn trầm cảm). Vì thế bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực còn được gọi với cái tên khác là bệnh lưỡng cực hoặc bệnh hưng trầm cảm.
Bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực đa phần sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý công việc hàng ngày hoặc khó khăn khi duy trì các mối quan hệ xã hội. Vậy rối loạn lưỡng cực có khỏi được không? Cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này, tuy nhiên những phác đồ hiện nay có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.
Trên thực tế, rối loạn cảm xúc lưỡng cực không phải là một rối loạn hiếm gặp, độ tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 25 tuổi.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được chia thành 3 loại chính, bao gồm:
- Rối loạn lưỡng cực I: Xác định với sự xuất hiện của ít nhất 1 giai đoạn hưng cảm, kèm theo đó có thể bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm nặng trước và sau giai đoạn hưng cảm;
- Rối loạn lưỡng cực II: Bệnh nhân sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo đó là ít nhất 1 đợt hưng cảm kéo dài khoảng 4 ngày;
- Cyclothymia: Bệnh nhân có các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ nhau với các triệu chứng xảy ra ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với hưng cảm và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực I hoặc II.
2.Triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Để sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân cần tìm hiểu về đặc điểm triệu chứng của bệnh lý tâm thần này. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường bao gồm 3 triệu chứng là Mania (hưng cảm), hypomania (hưng cảm nhẹ) và trầm cảm.
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn hưng cảm sẽ trải qua những cảm xúc cực kỳ tích cực và mãnh liệt, họ có thể cảm thấy phấn khích, đôi khi bốc đồng, hưng phấn quá mức và luôn tràn đầy năng lượng. Đặc biệt trong giai đoạn hưng cảm, chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo sẽ tăng lên rất cao, đồng thời bệnh nhân có thể xuất hiện một số thay đổi hành vi như:
- Chi tiêu thoải mái không cần suy nghĩ;
- Quan hệ tình dục không an toàn;
- Sử dụng ma túy;
Hypomania (hay hưng cảm nhẹ) thường có mối liên quan mật thiết đến thể rối loạn lưỡng cực II. Hypomania cũng tương tự như mania nhưng mức độ nghiêm trọng không bằng. Khác với Mania, Hypomania có thể không tạo ra những rắc rối tại nơi làm việc, trường học hay ảnh hưởng đê các mối quan hệ xã hội. Đồng thời chứng rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo vẫn được ghi nhận ở bệnh nhân Hypomania.
Sau giai đoạn hưng phấn, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn trầm cảm với một số triệu chứng như:
- Tâm trạng buồn chán cực độ;
- Cảm giác vô vọng trong mọi vấn đề gặp phải;
- Mất hết động lực;
- Thờ ơ, bàng quan với các hoạt động, công việc mà trước đó từng yêu thích;
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều;
- Xuất hiện ý định tự tử.
Mặc dù rối loạn cảm xúc lưỡng cực không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng việc chẩn đoán đôi khi rất khó khăn do các triệu chứng rất khác nhau.
3.Cách sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần mãn tính, đồng nghĩa bệnh nhân phải sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực trong suốt phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ phải sống một cuộc sống không hạnh phúc hay thiếu lành mạnh.
Khi được điều trị đúng kết hợp với người thân có biện pháp chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực phù hợp thì bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát những thay đổi trong tâm trạng và cải thiện các biểu hiện bệnh một cách hiệu quả. Ngoài bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bệnh nhân có thể tìm kiếm giúp đỡ từ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý học. Thông qua liệu pháp trò chuyện, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực đối phó với các triệu chứng của bản thân, đặc biệt khi các loại thuốc đặc trị không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, hiệu quả điều trị sẽ tăng lên đáng kể khi bệnh nhân tham gia vào một nhóm cộng đồng, qua đó cùng nhau thực hiện các biện pháp chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực và động viên tinh thần những lúc cần thiết. Những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực thông qua nhóm cộng đồng có thể trao đổi, chia sẻ với nhau về những khó khăn gặp phải và cùng tìm cách giải quyết.
Việc tìm kiếm phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực phù hợp đòi hỏi bệnh nhân phải thật sự kiên trì. Đồng thời họ phải tự kiên nhẫn với chính bản thân, qua đó có biện pháp quản lý bệnh cũng như dự đoán những thay đổi trong tâm trạng của mình. Thông qua nhóm chăm sóc, bệnh nhân sẽ tìm ra cách để duy trì một cuộc sống bình thường, hạnh phúc và khỏe mạnh. Mặc dù việc sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có thể là một thách thức thực sự, nhưng khi đã đạt được mục tiêu thì bệnh nhân có thể duy trì được cảm xúc vui vẻ và lạc quan hơn với cuộc sống.
Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh và là bệnh mạn tính. Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm nhưng bằng cách thay đổi lối sống, kết hợp tìm kiếm những sự trợ giúp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm thần kinh thì người bệnh hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống lạc quan, vui vẻ. Việc tìm kiếm một cộng đồng những người cùng mắc rối loạn lưỡng cực để cùng nhau chia sẻ, động viên trong cuộc sống cũng là một phương pháp hữu ích để sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
Nếu bệnh nhân và gia đình đang cần tư vấn về bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, người bệnh và gia đình có thể tham khảo ngay ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
- BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
- HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
- KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.
- TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.