Tin tức 25/09/2022

Có bầu chụp X Quang phổi ảnh hưởng gì?

Chụp X Quang phổi khi mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi sử dụng kỹ thuật này. Chụp X quang là phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh tuy nhiên nhiều phụ nữ đang mang thai vẫn lo lắng khi chụp X quang trong thai kỳ. Vậy có bầu chụp X Quang phổi có ảnh hưởng hay không?
 

1.Tia X hoạt động như thế nào?

Tia X bao gồm chùm phóng xạ ngắn không nhìn thấy được bằng mắt thường có thể đi qua mô cơ thể và được phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X Quang. Nó thường được áp dụng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi và các cơ quan trong cơ thể của con người.
Mức độ hay còn gọi là liều lượng bức xạ được sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị được sử dụng. Tia X cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của mỗi người. Trong tia X, liều phóng xạ được đo bằng đơn vị miligram.

2.Chụp X Quang phổi có ảnh hưởng gì không?

Chụp X Quang phổi có rất ít nguy cơ ở lần chụp đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn tiến hành chụp nhiều lần, chụp đi chụp lại trong thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân là do tia X có thể gây ra những tổn thương cho một số tế bào trong cơ thể và có thể tiến triển thành ung thư về sau.
Để vừa thu được hình ảnh rõ nét nhất của cơ quan cần chụp cũng như vừa đảm bảo sức khỏe người chụp thì liều bức xạ của tia X luôn được giữ hằng định ở mức tối ưu nhất.
Việc chụp X Quang phổi khi mang thai nên hết sức hạn chế hạn chế. Trữ những trường hợp thật sự thực sự cần thiết vì tia X có thể sẽ gây bất thường cho thai nhi. Thường thì trước khi tiến hành chụp X Quang, các bác sĩ sẽ hỏi bạn có thai hay không rồi mới quyết định việc thực hiện kỹ thuật này.
 

3.Chụp X Quang phổi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3.1. Cơ chế tác động của tia X lên thai nhi

Sự ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của con người liên quan tới liều tia, thời gian tiếp xúc, số lần nhận tia X của mỗi người.... Nhưng bạn cần hiểu rằng hàng ngày chúng ta vẫn có thể nhận nguồn bức xạ từ xung quanh, không ai có thể tránh được.
Phương pháp chụp X Quang có liều thấp hơn so với bức xạ được sử dụng để điều trị. Vì thế, mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X cũng khác nhau tùy vào từng người cụ thể.
Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang vào những cơ quan như tim, phổi thì tia X không chiếu trực tiếp vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp tính có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ nên không thể làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh đối với thai nhi.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2-6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, với liều bức xạ từ 5-6 rad thai nhi có thể có tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Tia X trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh thai nhi tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai. Khi bạn có chỉ định chụp X Quang thì bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị về thai kỳ của mình.

3.2. Mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi

Với một liều bức xạ như nhau, mức độ nguy hiểm của tia X gây ra đối với thai nhi còn tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi thai, cụ thể như sau:
  • Từ 0-1 tuần thai: tia X có thể dẫn đến chết phôi
  • Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 7 tuần của thai kỳ: tia X có thể gây ra dị dạng, thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 40 của thai kỳ thì tia X có thể gây dị dạng, thai nhi chậm phát triển, trì trệ và tăng nguy cơ bị ung thư.
Đối với mỗi kỹ thuật chụp (chụp X quang, chụp CT) ở những cơ quan khác nhau, tỷ lệ thương tổn đối với thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau với liều tia khác nhau:
  • Chụp X quang vùng bụng, chậu, khung chậu, chụp CT vùng bụng, ngực: tỷ lệ thương tổn thai nhi là 1/100 000- 1/10 000 (liều từ 0,1-1)
  • Chụp X quang vùng đầu, ngực, chụp CT cổ, đầu: tỷ lệ thương tổn thai nhi là <1/1000 000 (liều 0,001-0,0001)
  • Chụp X quang vùng cột sống, thắt lưng, chụp CT xương chậu: tỷ lệ thương tổn thai nhi từ 1/10 000- 1/1000 (liều 1-10)
  • Bào thai rất ít bị ảnh hưởng bởi tia X khi ở giai đoạn 2 tuần đầu. Với liều cao hơn nhiều liều 50 millisievert, tia X mới có khả năng gây ra tình trạng sảy thai, tức là tương đương 500 lần chụp tim phổi.

3.3 Liều tia X đối với thai nhi trong chụp X Quang

  • Thai nhi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 của thai kỳ: với liều chụp chẩn đoán, tia X không có khả năng gây ra tình trạng dị tật, sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển, ngoại trừ trường hợp liều dùng trên 200 millisievert tương đương với khoảng 2000 lần chụp X Quang tim phổi.
  • Thai nhi từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 15 của thai kỳ: lúc này hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với ảnh hưởng của tia X nhưng liều phải trên 300 millisievert tức là tương đương với 3000 lần chụp tim phổi.
  • Thai nhi từ tuần thứ 20 trở đi: lúc này các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn toàn, vì vậy sức chịu đựng của thai nhi với tia X lúc này cũng sẽ tốt hơn so với trước.
Trong một số trường hợp nếu phải chụp X Quang phổi khi mang thai thì thai phụ sẽ được che chắn bằng một áo chì để hạn chế sự phơi nhiễm tia X lên thai nhi.
Vẫn có một tỷ lệ nhỏ (4-6%) thai nhi bị bất thường ngay cả khi không tiếp xúc với tia X, chính vì vậy trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần thực hiện kiểm tra và tiến hành tầm soát định kỳ để phát hiện sớm những bất thường nếu có.
 

4.Cách giảm rủi ro khi có bầu chụp X Quang phổi

  • Điều quan trọng nhất chính là thông báo ngay với các bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có khả năng mang thai hoặc có bầu chụp X Quang phổi. Việc đang mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh như kê đơn thuốc, phương thức điều trị hay như chụp X Quang. Đặc biệt giai đoạn những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ và thai nhi vô cùng nhạy cảm nên hạn chế tối đa có những tác động không cần thiết từ môi trường bên ngoài vào.
  • Trong trường hợp bạn chưa có thai nhưng được chỉ định chụp X Quang thì bạn có thể yêu cầu mặc áo chì bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của bản thân. Điều này có thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến gen của bạn cũng như có thể di truyền lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của bạn trong tương lai.
  • Bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ điều trị về tính cần thiết phải kiểm tra X quang, bạn cần hiểu rõ lý do vì sao sử dụng tia X được yêu cầu trong trường hợp này, để tránh tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định mang thai của bạn.
Với những thông tin cung cấp trên, bạn đọc hẳn đã có thể trả lời được câu hỏi: “Có bầu chụp X Quang phổi ảnh hưởng gì?”. Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, do đó, bạn cần lựa chọn các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động lựa chọn các bệnh viện uy tín để tiến hành kỹ thuật chụp này, đặc biệt là với bà mẹ mang thai. 
Trong thời đại như hiện nay thì việc khám bệnh online được xem là giải pháp hữu hiệu trong chăm sóc sức khỏe hiệu quả và kịp thời ngay tại nhà. Các ứng dụng khám bệnh online đã góp phần giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời, mang lại nhiều tiện ích ưu việt đối với cả người bệnh và bác sĩ. 
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) đem đến nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa dành cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ những chức năng cần có như:
  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;
  • Đặt hẹn trực tuyến;
  • Kết nối với bác sĩ trực tuyến một cách ổn định…
Thêm vào đó, ứng dụng AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra và chụp X Quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên phim chụp X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và những gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải ngay App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay