Tin tức 02/10/2022

Dấu hiệu trầm cảm ở người già

Khi tuổi tác càng tăng cao, người già thường dễ bị chán nản, buồn rầu, ủ rũ… nếu không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của người thân và bạn bè. Các yếu tố này có thể làm gia tăng tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Trầm cảm ở người già là gì?

Triệu chứng, tỷ lệ mắc bệnh, cách thức điều trị bệnh trầm cảm ở người già cũng tương tự như với người trẻ tuổi nhưng cũng có một số điểm khác biệt: 
  • Tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm khá cao và có tới 25% đối tượng là phụ nữ có độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi mắc bệnh trầm cảm, trong khi đàn ông chỉ chiếm 15%. 
  • Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường phối hợp với nhiều bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết áp, u xơ tuyến tiền liệt, nhồi máu cơ tim… Những bệnh này sẽ làm cho tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Người cao tuổi có mức độ đáp ứng thuốc kém hơn so với người trẻ tuổi, và thường gặp phải tác dụng phụ. Vì vậy, sử dụng thuốc điều trị cho người cao tuổi thường chỉ áp dụng ½ liều so với người trẻ nên tình trạng bệnh cũng chuyển biến chậm hơn. 
  • Bệnh trầm cảm ở người già không phục hồi nên phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm suốt đời và nếu bỏ thuốc thì sẽ gây ra tình trạng tái phát bệnh.
  • Ở người cao tuổi, thường có trí nhớ khá kém và thường xuyên quên công việc cần thực hiện. Nhiều người còn không thể nhớ nổi mình đã ăn cơm hoặc làm một việc nào đó hay chưa. Vì vậy, việc điều trị cho những đối tượng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các trường hợp khác. 
  • Trầm cảm người cao tuổi thường được phát hiện và điều trị muộn. Vì họ thường tìm đến bác sĩ khi có dấu hiệu các bệnh như tim mạch, tiêu hoá, mất ngủ, đau đầu… Qua nhiều năm điều trị không có hiệu quả họ mới tìm đến bác sĩ tâm thần để điều trị.

benh-tram-cam-o-nguoi-gia

Người già là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm
 

2. Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở người cao tuổi có thể do các yếu tố như: 
  • Thời gian rảnh rỗi quá nhiều khiến cho người cao tuổi cảm thấy đó là cú sốc lớn khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Đặc biệt với những trường hợp say mê với công việc, dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công việc. Họ cảm thấy nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ hàng ngày và dần dần dễ làm cho họ cảm thấy bức bối, dễ nóng giận vì sự nhàn rỗi. Một số trường hợp người cao tuổi khi được nghỉ hưu theo chế độ, thì cảm thấy mình như người thừa, người vô dụng…
  • Lo lắng về vấn đề tài chính: Khi nghỉ hưu thì đồng nghĩa với việc thu nhập của người cao tuổi sẽ giảm xuống, điều này sẽ khiến cho họ cảm thấy bất an, lo lắng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi lo lắng thái quá về vấn đề tài chính sẽ làm tăng hormone cortisol gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người cao tuổi. Đây cũng là dấu hiệu trầm cảm ở người già
  • Cảm giác như người thừa trong gia đình: Khi nghỉ hưu thì người cao tuổi sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nhưng họ lại cảm thấy yếu thế hơn, không có tiếng nói trong gia đình. Cảm giác vô dụng, không làm được gì cho gia đình khiến cho người cao tuổi nghĩ rằng mình đang dần trở thành người thừa, vô dụng,... Chính suy nghĩ này sẽ khiến cho họ thay đổi trở nên cáu gắt, mệt mỏi và dẫn đến trầm cảm người cao tuổi

3. Các dấu hiệu trầm cảm ở người già

Bệnh trầm cảm ở người già thường sẽ có những dấu hiệu bao gồm: 
  • Cảm giác buồn chán và trống rỗng, đặc biệt ở giai đoạn đầu khi nghỉ hưu
  • Thường xuất hiện triệu chứng khó tập trung trong suy nghĩ, hay quên công việc hàng ngày
  • Người cao tuổi luôn có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
  • Thường xuất hiện cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng,...
  • Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ kéo dài
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: cáu gắt, giận giữ…
  • Không có cảm giác ngon miệng với tất cả các món ăn, kể các các món ăn ưa thích trước đây
Những tác hại của bệnh trầm cảm với sức khỏe của người cao tuổi
  • Bệnh trầm cảm ở người già thường có xu hướng trở thành mãn tính, với tỷ lệ tái phát bệnh cao và khó phục hồi hoàn toàn. Tuổi tác chỉ là một yếu tố gây nên nguy cơ mắc trầm cảm, nhưng tình trạng cô đơn, bệnh lý cũng khiến cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng. 
  • So với những người trẻ mắc bệnh thì ở người cao tuổi bị bệnh này thường hay than phiền và có nhiều cảm xúc tiêu cực. 
  • Suy giảm nhận thức ở người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm thường liên quan đến sa sút tâm thần và thường dễ bị nhầm lẫn với sa sút trí tuệ. Theo thống kê các nghiên cứu thì triệu chứng sa sút trí tuệ gặp ở người cao tuổi mắc trầm cảm chiếm 15%, nhưng ngược lại ở những người bệnh mắc sa sút trí tuệ có tới khoảng 25 đến 50% trường hợp mắc trầm cảm. 

dau-hieu-tram-cam-o-nguoi-gia
Người già trầm cảm thường có dấu hiệu buồn chán, cô đơn

4. Điều trị trầm cảm cho người cao tuổi

Điều trị trầm cảm cho người cao tuổi cần tìm ra nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các bước điều trị cơ bản cho trường hợp này thường bao gồm kết hợp các liệu pháp, sử dụng thuốc cùng với thay đổi lối sống. Các loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị trầm cảm bao giờ: thuốc trầm cảm ba vòng, chất ức chế monoamine Oxidase, Bupropion.
Thực hiện thay đổi lối sống và hành vi của người cao tuổi kết hợp với điều trị bằng thuốc mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh. Một số hoạt động có thể áp dụng để người bệnh có thể thực hiện bao gồm: 
  • Tăng cường hoạt động thể chất với các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của từng đối tượng chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, … 
  • Người cao tuổi có thể tìm kiếm sở thích hoặc thú vui thông qua việc đọc sách, trồng cây cảnh, nuôi thú cưng… 
  • Người bệnh cũng có thể sắp xếp thời gian để thăm hỏi người thân và bạn bè nhiều hơn.
  • Bạn cũng nên lập kế hoạch và tuân thủ thực hiện đảm bảo chất lượng giấc ngủ để tạo cho bản thân có tinh thần thoải mái. 
  • Người cao tuổi có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế xây dựng khẩu phần ăn phù hợp giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi của họ. 
Người thân trong gia đình và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc giúp đỡ người cao tuổi vượt qua những cảm xúc tiêu cực của căn bệnh này. Mọi người trong gia đình nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm và chăm sóc chia sẻ với người bệnh để người cao tuổi không cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Nếu bạn đang cần tư vấn về bệnh trầm cảm ở người già hoặc khám trầm cảm trực tuyến với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo ngày ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
  • BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
  • HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
  • KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.  
  • TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.  
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
  • Link cài app trên hệ Google Play: 
  • Link cài app trên App Store: 
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.