Tin tức
24/04/2022
Dấu hiệu và điều trị hậu COVID ở trẻ em

Trong thời gian gần đây, số trẻ em mắc COVID-19 đang tăng cao, tuy triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 vẫn kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu, mệt mỏi, mất vị giác… Vậy đây có phải là dấu hiệu hậu COVID ở trẻ em hay không và điều trị hậu COVID ở trẻ em như thế nào?
1.Hậu COVID ở trẻ em như thế nào?
Vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã đưa ra khái niệm về tình trạng hậu COVID-19: hậu COVID xảy ra ở các cá thể có tiền sử nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán xác định mắc SARS-CoV-2, thường 3 tháng kể từ khi bệnh bắt đầu khởi phát với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng nhưng không tìm được chẩn đoán nào thay thế.
Theo đó định nghĩa hậu COVID ở trẻ em, đặc biệt là hậu COVID ở trẻ em dưới 1 tuổi là thuật ngữ để chỉ một nhóm các triệu chứng tồn tại lâu dài (mệt mỏi kéo dài, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở, hụt hơi
…) mà trẻ gặp phải sau khi mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng, các triệu chứng hậu COVID ở trẻ em có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày của trẻ. Các triệu chứng hậu COVID ở trẻ em này có thể tồn tại từ lúc trẻ mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau này khi đã khỏi bệnh nhưng không do các căn nguyên khác gây ra.
Hậu COVID ở trẻ em kéo dài bao lâu? Tùy theo thời gian kéo dài các triệu chứng hậu COVID ở trẻ em, các thuật ngữ sẽ được định nghĩa rất khác nhau:
- Tình trạng COVID-19 cấp tính (Acute COVID-19): triệu chứng hậu COVID ở trẻ em xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu kể từ ngày mắc đầu tiên;
- Tình trạng COVID-19 bán cấp hoặc dai dẳng (Subacute/ongoing/persistent COVID-19): triệu chứng diễn ra từ 4 - 12 tuần kể từ ngày mắc COVID đầu tiên;
- Tình trạng COVID-19 mạn tính (Chronic COVID-19): triệu chứng diễn ra sau 12 tuần kể từ ngày mắc COVID đầu tiên và có thể kéo dài đến 6 tháng.
Tỷ lệ hậu COVID ở trẻ em có các triệu chứng dai dẳng dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, đồng thời các triệu chứng hay gặp của hậu COVID ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, do đó hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID ở trẻ em vẫn chưa rõ.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hậu COVID ở trẻ em
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đánh giá hậu COVID ở trẻ em là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, đây là sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virus, yếu tố miễn dịch, di chứng sót lại sau điều trị hồi sức tích cực.
Một số tình huống có thể gây ra các triệu chứng hậu COVID ở trẻ em như: virus tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả, tình trạng tái nhiễm, thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm, sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác gây mất ngủ, giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng, hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm virus. Chuyên sâu hơn, một số nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra một số giả thuyết về hậu COVID ở trẻ em:
- Phản ứng viêm mạn tính: virus SARS-CoV-2 xâm nhập và cư trú cả trong đường ruột của trẻ (không chỉ ở phổi), sau khi khỏi bệnh virus vẫn tiếp tục cư trú trong đường ruột và kích thích cơ thể tạo ra các phản ứng viêm liên tục.
- Tình trạng tăng đông và tắc các vi mạch nhỏ trong đợt mắc COVID-19 cấp tính gây ra tổn thương cơ quan mạn tính kéo dài, ví dụ tăng đông máu ở lớp nội mạch động mạch vành, gây ra tình trạng đau ngực kéo dài sau mắc COVID-19.
3.Biểu hiện hậu COVID ở trẻ em như thế nào?
Khi nào nên nghi ngờ hậu COVID ở trẻ em và cần đưa trẻ đi khám, đặc biệt là hậu COVID ở trẻ em dưới 1 tuổi? Đối với những trẻ nhiễm COVID-19 không nặng, đã phục hồi nhưng vẫn còn các triệu chứng của COVID-19 kéo dài dai dẳng quá 4 tuần kể từ ngày nhiễm hoặc sau 4 tuần nhiễm COVID-19 lại xuất hiện thêm các triệu chứng mới như sau:
- Hệ hô hấp: hậu COVID ở trẻ em biểu hiện với triệu chứng ho kéo dài quá 4 tuần, trẻ than khó thở mỗi khi gắng sức. Đối với những trẻ trên 6 tuổi xuất hiện các triệu chứng này kéo dài phụ huynh cần đưa trẻ đi đo chức năng hô hấp. Nếu trẻ khó thở khi gắng sức kéo dài có thể cần kiểm tra tim để loại trừ do cục máu đông.
- Hệ tim mạch: Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, mệt mỏi… nếu các dấu hiệu này kéo dài dai dẳng ở mức độ trung bình, nặng thì cần đưa trẻ đi khám bệnh tim, kiểm tra kỹ tình trạng của tim trước khi cho trẻ đi học hoặc tham gia các hoạt động thể thao trở lại sau khi khỏi COVID.
- Rối loạn mùi vị: Trẻ than phiền về vị giác hoặc đối với trẻ nhỏ có biểu hiện chán ăn, nhạt miệng ăn kém kéo dài hậu COVID-19 quá 4 tuần cũng nên cho trẻ đi kiểm tra hậu COVID ở trẻ em.
- Tâm thần kinh: Trẻ có biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, giảm tập trung chú ý, học hành sa sút, tính tình thay đổi…
- Sương mù não: Trẻ đãng trí, không tập trung, đọc chậm và hay ngắt quãng so với trước…
- Mệt mỏi thể chất: Trẻ dễ mệt khi hoạt động thể chất, hạn chế các hoạt động thể lực hơn trước.
- Nhức đầu: Đây là triệu chứng hậu COVID ở trẻ em khá phổ biến, nếu tình trạng này kéo dài quá 4 tuần, không giảm hoặc đau nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ cần cho con đi khám.
- Biểu hiện đái tháo đường: Tiểu nhiều, khát nhiều uống nhiều, đói nhiều và sụt cân nhiều.
- Hội chứng viêm đa cơ quan: Trong vòng 2 tháng sau khỏi COVID nếu trẻ khởi phát một đợt sốt quá 3 ngày không giảm, kèm theo các triệu chứng như: Đỏ mắt, phát ban, môi và lưỡi đỏ, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, ho, sổ mũi… ba mẹ cần nghĩ đến hậu COVID ở trẻ em để cho con khám ngay lập tức.
Hậu COVID ở trẻ em có nguy hiểm không? Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể trẻ, tuy nhiên hậu COVID ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện nhiều nhất trên cơ quan thần kinh (gây mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập…). Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng học tập và phát triển của trẻ trong một thời gian dài.
4.Điều trị hậu COVID ở trẻ em như thế nào?
Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng hậu COVID ở trẻ em như trên hoặc khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, phụ huynh cần đi khám hậu COVID-19 cho trẻ em tại các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh cũng như có phương pháp điều trị hậu COVID ở trẻ em, can thiệp và chăm sóc hợp lý.
Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19, phụ huynh nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế. Ngoài ra, nếu trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ hậu COVID ở trẻ em, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe.
Sau khi trẻ khỏi COVID, cơ thể trẻ sẽ dần bình phục và có thể trở lại các hoạt động hàng ngày, tuy nhiên sau khi trải qua một đợt bệnh thì cơ thể cần nhiều thời gian để hồi phục. Hiện tại chưa thể biết chính xác được khoảng thời gian hậu COVID ở trẻ em kéo dài bao lâu, tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài hơn 4 tuần hoặc trẻ cảm thấy mệt nhiều hoặc khó thở, sốt cao liên tục, li bì thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng, tìm nguyên nhân của các triệu chứng, đánh mức độ hồi phục COVID, phát hiện các biến chứng, điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng trẻ cụ thể.
Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định khi bị hậu COVID ở trẻ em:
- Tăng/giảm bạch cầu;
- Tăng chỉ số gợi ý viêm: máu lắng, CRP, procalcitonin, ferritin…;
- Bất thường xét nghiệm sinh hóa: Tăng men tim, tổn thương gan thận;
- Chụp X quang có thể thấy tổn thương phổi;
- Siêu âm có tổn thương tim;
Nếu trẻ mắc hậu COVID ở trẻ em được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời, diễn tiến bệnh thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu cần sự hỗ trợ hãy sử dụng ngay dịch vụ Bác sĩ gia đình 1- 1 trên ứng dụng AIviCare để được kết nối trực tiếp với các bác sĩ nhi khoa hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, tùy điều kiện kinh tế, thời gian và khu vực sinh sống, bạn có thể tham khảo các chương trình điều trị hậu COVID bao gồm:
- Chương trình thăm khám từ xa với các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Bệnh viện 199
- Các gói khám và điều trị hậu COVID cho cả người lớn và trẻ em tại nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện 199, Bệnh viện Hồng Ngọc,...
Cách nhanh nhất để lựa chọn được chương trình phù hợp với tình trạng của bạn chính là cài ứng dụng AIviCare để tư vấn và đặt hẹn ngay lập tức mà không mất thêm bất kì chi phí nào. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển các tính năng thông thường như đặt hẹn và kết nối từ xa với các bác sĩ, AIviCare còn được tích hơn thêm công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán bệnh - DrAid (hay còn gọi là AI Trợ lý bác sĩ). Đồng hành cùng bác sĩ cả nước trong những giai đoạn cao điểm nhất, DrAid chính là cánh tay phải đắc lực trong việc chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng với độ chính xác trên 90% chỉ trong vòng 5s đọc kết quả.
Cài ứng dụng ngay tại:
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. VinBrain không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.