Tin tức 22/11/2022

Khi nào cần chụp X Quang xương chân?

Chụp X quang xương chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng có vai trò đánh giá, tầm soát các tổn thương sơ bộ, bệnh lý vùng chân. Phương pháp này giúp các bác sĩ lâm sàng điều trị hoặc định hướng những chỉ định chuyên sâu hơn để làm rõ tổn thương tốt nhất. 

1.Vì sao chọn chụp X Quang xương chân?

Theo cấu trúc giải phẫu thì bàn chân được tính từ hai mắt cá đến các đầu ngón chân bao gồm 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch với hơn 100 dây chằng và 30 cơ tác động lên các phân đoạn khác nhau.
Xương bàn chân được chia thành ba vùng, cụ thể là:
  • Bàn chân sau: Xương hộp và xương chêm.
  • Bàn chân giữa: Xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.
  • Bàn chân trước : Xương bàn và các xương ngón chân.
Chụp X-quang xương chân có những ưu điểm sau đây:
  • Chụp X Quang xương bàn chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu nhất tác dụng để thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bàn chân. 
  • Là phương pháp không xâm lấn với thời gian thực hiện rất nhanh.
  • Chụp X Quang xương bàn chân cho phép thấy hình ảnh rõ nét nhất về toàn bộ cấu trúc xương của bàn chân, tạo điều kiện để chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Chụp X Quang xương bàn chân hình thức khám cận lâm sàng kinh tế nhất, vì giá thành chụp khá rẻ. 
  • Chụp X Quang xương bàn chân cho phép nhìn thấy các tổn thương sau chấn thương như gãy xương, trật khớp, bệnh viêm, thoái hoá, loãng xương hay các rối loạn chuyển hoá…

 

JX0WTIDV0cuZQeAvQ4ad8c-ewAQlLQkOh_EYAVRX7oMklNPCp68vWxOHx5QWvL-uuw9Xau8P5jwAPOVuq7Um2MLOJ49PasAevPwEf3GtLX84Vi-syGOxv9ZvYsgq0mdgVPA4opGqbpsXwGN_yAM42Fw-69BgW1hXkdNxIU1lQ3suMvw-75ipaC9zyhWKlA

Chụp X-quang xương bàn chân được chỉ định khi người bệnh bị chấn thương

2. Khi nào nên chụp X Quang xương bàn chân?

Chụp X Quang xương bàn chân được chỉ định trong các trường hợp cụ thể dưới đây:
  • Chấn thương do sinh hoạt hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao như chạy bộ, đá bóng, cầu lông,...
  • Đau nhức chân chưa xác định nguyên nhân rõ ràng.
  • Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như bệnh khớp hay bệnh Gout, u xương,…
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Kiểm tra sau khi can thiệp ngoại khoa/ phẫu thuật hoặc sau bó bột khi chấn thương

3.Khi nào nên chụp X Quang xương cổ chân?

Cấu tạo giải phẫu của khớp cổ chân bao gồm đầu dưới xương mác, đầu dưới xương chày, xương sên và xương gót. Các xương này được nối với nhau bởi hệ thống dây chằng và sụn khớp. Khi bất kì thành phần nào thuộc khớp cổ chân bị tổn thương đều có thể cần đến chụp X Quang xương cổ chân.
Một số trường hợp cụ thể cần chụp X Quang xương cổ chân như sau:
  • Khi gặp các chấn thương khớp cổ chân có thể gặp phải như: gãy đầu dưới xương mác, xương chày, xương sên, xương gót; trật khớp cổ chân.
  • Tổn thương do viêm khớp, nhiễm trùng, hoại tử xương, u xương.
  • Thoái hóa khớp với triệu chứng đau nhức các khớp.
TdRqy33tUXhZ3Np-pmMqwcZ2tynw_1P1ccuLGDqXYtBLzjHAqZsjO7rsvzhySfaIOoCzn3vlnJxLOrtslcqI5MIrJwccZb1PvdfVY_fNknrw81qBwFRy2tq4Ui-uLFeFD3dt5V2HSAqKMvo9L_chI8mcHa4QuWtY7SEIaxJcAT5TYquAqcDtKEXyfVlbLA

Những điều cần lưu ý khi thực hiện chụp X-quang xương chân

4.Một số lưu ý khi chụp X Quang xương chân

Khi được bác sĩ chỉ định chụp x-quang xương chân thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
  • Vì tia X là tia bức xạ năng lượng cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với lượng tia X lớn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của người chụp. Tuy vậy, không hề có chống chỉ định tuyệt đối nào của chụp X Quang.
  • Phương pháp này tương đối an toàn đối với phần lớn các chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần một số lưu ý trước khi chụp để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng hình ảnh chụp X Quang xương chân.
  • Người bệnh cần đảm bảo không mang thai, đặc biệt là trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do tia X là tia bức xạ ion hóa, khi đi qua thai nhi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Trước khi chụp X Quang xương chân bạn nên cân nhắc mặc quần áo và giày dép rộng rãi để dễ tháo bỏ nhanh chóng khi được yêu cầu. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý loại bỏ toàn bộ vật liệu kim loại ảnh hưởng đến vùng chụp, cụ thể như lắc chân, vòng chân… Do các vật liệu kim loại có độ cản tia X cao sẽ gây ra hiện tượng làm nhiễu ảnh, ảnh hưởng đến chẩn đoán.
  • Người bệnh cần chủ động phối hợp trong quá trình chụp, trường hợp người bệnh quá kích động không thể phối hợp cần hỗ trợ sử dụng các loại thuốc có tác dụng an thần từ bác sĩ lâm sàng.
Như vậy, bạn đọc đã biết khi nào cần chụp X Quang xương chân? Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm từ những dấu hiệu đầu tiên của ung thư xương nguyên phát. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và xác định tiên lượng bệnh, cần kết hợp chụp X Quang xương với các phương pháp chẩn đoán khác.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì việc khám bệnh online được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp mọi người dân được chăm sóc sức khỏe hiệu quả và kịp thời ngay tại nhà. Các ứng dụng khám bệnh online đã góp phần giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời, mang lại nhiều tiện ích ưu việt đối với cả người bệnh và bác sĩ. 
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa dành cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:
  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;
  • Đặt hẹn trực tuyến;
  • Kết nối với bác sĩ trực tuyến một cách ổn định…
Thêm vào đó, ứng dụng AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra và chụp X Quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên phim chụp X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và những gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải ngay App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay