Tin tức
22/11/2022
Khoảng cách giữa 2 lần chụp X Quang nên cách nhau bao lâu?

Chụp Xquang được biết đến như một trong những kỹ thuật lâm làng phổ biến hiện nay. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, chi phí phù hợp và mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp chụp X Quang có sử dụng năng lượng bức xạ nên sẽ có các yêu cầu nghiêm ngặt khi thực hiện. Vậy khoảng cách giữa 2 lần chụp x quang nên cách nhau bao lâu?
1. Khi nào nên thực hiện chụp X-quang?
Chụp Xquang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng năng lượng bức xạ, có khả năng di chuyển xuyên qua một số bộ phận của cơ thể để ghi lại những hình ảnh tại những cơ quan này. Vì vậy, chụp Xquang giúp cho việc phát hiện các bệnh lý mà mắt thường không thể quan sát được chẳng hạn như viêm phổi, ung thư phổi, viêm khớp, gãy xương, hoặc những bệnh lý ở hệ cơ quan khác.
Kết quả phim X quang có thể góp phần vào việc chẩn đoán hoặc phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm để có phương pháp điều trị kịp thời, trong khi đó nếu khám thực thể thông thường thì khó có thể phát hiện được những bệnh lý này. Sử dụng tia bức xạ khi chiếu tia vào cơ thể với mức cường độ và tần số phù hợp có thể sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Hơn nữa, sau khi thực hiện phương pháp này tia X có thể được chuyển hoá ở mô cơ quan và đào thải ra môi trường thông qua da, nước tiểu hoặc đường mồ hôi. Thời gian tia X được thải ra ngoài khác nhau với từng trường hợp, đồng thời phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu tia X.
Một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang để giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh chuẩn xác nhất. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang trong các trường hợp sau đây:
- Viêm khớp
- Tắc mạch
- Ung thư xương,
- U vú
- Bệnh lý ở phổi
- Bệnh lý ở tim
- Gãy xương
- Loãng xương
- Sâu răng
Chụp X-quang nhằm giúp bác sĩ quan sát các khu vực bị đau nhức, chấn thương, giám sát tình hình tiến triển của người bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, cũng theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, tầm kiểm soát của một số bệnh lý liên quan đến tim, phổi….
Khoảng cách giữa 2 lần chụp X-quang
2. Khoảng cách giữa 2 lần chụp Xquang là bao lâu?
Khoảng cách giữa 2 lần chụp X Quang là khoảng cách 2 lần chụp gần nhau nhất, vì vậy rất nhiều người lo lắng đến việc tia xạ có làm ảnh hưởng đến cơ thể.
Một số trường hợp khác lại quá chủ quan, lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào phương pháp chẩn đoán này. Khi đó việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc chụp x-quang 2 lần 1 ngày hoặc 1 tuần chụp X-quang 2 lần có sao không sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ với tình trạng bệnh hiện tại. Khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh.
Tuy nhiên, đối với những thiết bị chụp X quang cũ thì khả năng tia X ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh rất cao. Vì vậy, khi lựa chọn chụp X quang thì người bệnh cũng cần lưu tâm đến vấn đề này. Ngày nay, với sự phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật thì có khá nhiều loại máy móc, cũng như thiết bị cận lâm sàng chẩn đoán hình hiện đại được ra đời. Nhờ đó đã khắc phục được rất lớn mặt hạn chế trong việc chẩn đoán, cũng như những rủi ro của phương pháp này có thể gây ra cho người bệnh.
Với thắc mắc: 1 tuần chụp X-quang 2 lần có sao không thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện. Nếu người bệnh mới chụp cách thời gian đó một vài ngày hoặc 1 tuần thì bác sĩ có thể sử dụng kết quả cũ để xem xét, người bệnh sẽ không phải thực hiện chụp x-quang 2 lần 1 ngày. Nếu kết quả chụp X quang trước đây không sử dụng được thì bác sĩ có thể cân nhắc và đưa chỉ định chụp X quang ở thời điểm hiện tại để chẩn đoán bệnh chính xác.
Vậy nếu người bệnh có sức khỏe bình thường thì 1 năm chụp x quang mấy lần? Để tầm soát sức khỏe định kỳ thì mỗi người nên chụp x quang 6 tháng một lần hoặc 1 lần/năm để kiểm tra các chức năng tim, phổi cũng như các cơ quan khác.
Những lưu ý khi thực hiện chụp X-quang
3. Một số lưu ý khi thực hiện chụp X quang
Khi thực hiện chụp X-quang, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Sự ảnh hưởng của tia X trong chụp X quang không chỉ phụ thuộc vào tần suất và số lần chụp mà còn phụ thuộc vào thiết bị. Những thiết bị cũ kĩ, thô sơ có thể gây ra ảnh hưởng lớn của bức xạ lên cơ thể người bệnh. Vì vậy, khi lựa chọn cơ sở thực hiện thì bạn nên chọn những nơi đảm bảo uy tín và trang thiết bị hiện đại.
- Bác sĩ và kỹ thuật viên thực hiện chụp X quang cho người bệnh cần trực tiếp điều chỉnh lượng tia X sao cho phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế thực hiện phương pháp này. Bởi vì, có khá nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tia X có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai khi còn trong cơ thể người mẹ.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nói chung và kỹ thuật chụp X-quang, bạn có thể sử dụng ứng dụng AIviCare - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến thông minh để đặt lịch tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
- Bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
- Bác sĩ giải đáp thắc mắc, tư vấn tình trạng bệnh và tư vấn đơn thuốc điều trị.
- Đặt khám mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
- Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.