Tin tức
22/11/2022
Ngủ nhiều có phải bị trầm cảm không?

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh lý trầm cảm nhìn chung rất phức tạp. Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng của giấc ngủ và ngược lại. Vậy trường hợp ngủ nhiều có phải bị trầm cảm không?
1.Tìm hiểu bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là rối loạn tâm trạng với cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bệnh nhân. Bệnh có thể đi kèm nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất, vì vậy trầm cảm khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục đau lòng... Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Các vấn đề về giấc ngủ có thể liên quan hoặc góp phần hình thành nên chứng bệnh trầm cảm. Hầu hết các trường hợp trầm cảm thường liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài. Vậy trường hợp ngủ nhiều có phải bị trầm cảm không?
2.Ngủ nhiều có phải bị trầm cảm không?
Ngủ quá nhiều có thể không liên quan đến các bệnh mạn tính, nhưng nó có thể là một triệu chứng của rối loạn tâm thần. Theo một nghiên cứu trên 24.671 người tham gia từ 15 - 85 tuổi, kết quả thu được thời gian ngủ trung bình ở các đối tượng là 7 tiếng 13 phút và chỉ có 2,7% số người được khảo sát cho biết họ ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày. Qua đó những người ngủ ít < 7 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính cao hơn, trong khi đó ngủ nhiều lại có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về tâm thần.
Trên thực tế, ngủ nhiều có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm cao, mặt khác trầm cảm lại có thể liên quan đến một tình trạng gọi là dysania, đây là trạng thái mệt mỏi, uể oải, không muốn ra khỏi giường vào buổi sáng, nhưng không phải nguyên nhân do thiếu ngủ.
Ngủ nhiều có tốt không? Giấc ngủ là điều cần thiết đối với mỗi người, tuy nhiên không phải ngủ nhiều là tốt. Giấc ngủ chỉ tốt khi ngủ vừa đủ, thường là 8 tiếng 1 ngày, ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Nếu bạn thấy mình luôn buồn ngủ dù đã ngủ đến 10 tiếng, thậm chí nhiều hơn mỗi ngày thì đừng xem thường, chứng trầm cảm có thể đang rình rập hoặc đã tồn tại trong bạn.
Ngủ quá mức cũng được xem là một triệu chứng của bệnh trầm cảm, khi mà người bệnh đã quá chán nản, não bộ sẽ lựa chọn cách chìm vào giấc ngủ để quên đi những điều tồi tệ, cảm giác bị cô lập và mệt mỏi. Đối với một số người, các triệu chứng trầm cảm thường xảy ra trước khi các vấn đề về giấc ngủ bắt đầu, tuy nhiên với những người khác, vấn đề về giấc ngủ sẽ xuất hiện trước. Người trầm cảm muốn ngủ nhiều và thời lượng ngủ càng nhiều thì chứng trầm cảm càng nặng.
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh lý trầm cảm nhìn chung rất phức tạp
3.Ngủ nhiều thường gặp trong trường hợp nào?
- Thất nghiệp: Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Không có việc làm lâu ngày có khả năng gây ra trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và kèm theo đó là thói quen ngủ quá nhiều. Mất việc đồng nghĩa với việc mất lịch làm việc, mất thói quen sống, giờ đi ngủ và thời gian ăn bất thường, cụ thể là ngủ quá mức. Ngủ nhiều, ngủ triền miên từ ngày này sang ngày khác sẽ làm mất đi cơ hội việc làm, điều này nếu vẫn cứ tiếp diễn sẽ khiến người bệnh trầm cảm khó lòng thoát ra được.
- Mất người thân: tổn thương về mất đi người thân yêu khiến tâm lý chịu sự tổn hại sâu sắc, điều này ngay lập tức gây ra vấn đề cho giấc ngủ, bao gồm tăng thời gian ngủ đến mức không lành mạnh.
Có thể thấy, 2 trường hợp nêu trên dẫn đến rối loạn về thời lượng của giấc ngủ, đây cũng là nguyên nhân phổ biến của chứng bệnh trầm cảm.
Rối loạn giấc ngủ cũng là một dấu hiệu bệnh trầm cảm
4.Buồn ngủ nhiều là bệnh gì, ngủ nhiều có tác hại gì?
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Public Library of Science năm 2014 chỉ ra rằng, mặc dù ngủ quá nhiều không liên quan tới các bệnh mạn tính nhưng nó có thể là một dấu hiệu của rối loạn tâm thần và thậm chí của chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn. Ngủ nhiều có tốt không? Ngủ nhiều khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không đào thải ra ngoài khiến người bệnh dễ tăng cân. Khi tăng cân sẽ kèm theo một số hậu quả như đau nửa đầu, ăn không ngon miệng, khó thụ thai, cơ thể đau nhức, tăng cholesterol trong máu…
- Một nghiên cứu đã chứng minh ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có xu hướng béo phì cao hơn 21% so với những người ngủ 7 – 8 giờ trong thời gian 6 năm;
- Nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu khi ngủ quá nhiều. Người ta thường gọi hiện tượng này là “đau đầu cuối tuần” do tình trạng này được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh serotonin. Ngoài ra, ngủ trưa sẽ quá nhiều gây khó khăn trong việc có giấc ngủ ngon vào buổi tối, từ đó dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng. Theo đó, bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa từ 10 – 20 phút là đủ tỉnh táo cho buổi chiều. Ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại rất dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn. Còn nếu ngủ trưa nhiều hơn 3 giờ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ vào buổi tối.
- Nếu bạn bị đau lưng thì việc ngủ nhiều, nằm nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh này. Nằm bất động trong thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ, đau nhức người. Bác sĩ thường khuyên người bị đau lưng nên chú ý việc hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu.
- Ngủ quá nhiều còn có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ khiến bạn kém tập trung, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc hàng ngày, thậm chí làm tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.
- Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association cho thấy người ngủ 9 – 11 giờ/đêm có nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 28%. Ngoài ra, nằm nhiều còn làm tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch lên đến 34%.
- Ngủ quá nhiều còn làm tăng lượng đường trong máu, kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân sẽ khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp II cao hơn so với bình thường.
- Sự giải phóng hormone bao gồm hormone sinh sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với phụ nữ ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm đến 46%.
Ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng và thể chất thấp hơn so với người ngủ đủ giấc. Vì thế, bạn nên xây dựng cho mình thói quen ngủ thật lành mạnh, từ 7 – 8 giờ mỗi đêm và 10-20 phút vào buổi trưa, đi ngủ vào 1 giờ cố định cũng giúp cơ thể hình thành thói quen ngủ tối ưu.
Nếu bệnh nhân và gia đình đang cần tư vấn tâm lý với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, người bệnh và gia đình có thể tham khảo ngay ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
- BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
- HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
- KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.
- TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.