Tin tức 22/11/2022

Thế nào là rối loạn nhân cách kịch tính?

Rối loạn nhân cách kịch tính thường có xu hướng kịch tính hoá các vấn đề một cách thái quá nhằm thu hút sự chú ý và sự quan tâm của những người xung quanh. Các xu hướng về hành vi, cảm xúc của người bệnh không lành mạnh và có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, tinh thần và đời sống của họ. Vì vậy, việc nhận định đúng các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp kịp thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh. 

1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì?

Rối loạn nhân cách kịch tính viết tắt là HPD được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xếp vào loại rối loạn nhân cách nhóm B. Những người bệnh gặp tình trạng này được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn với các đánh giá là kịch tính, sống động, nhiệt tình, hoạt bát, đặc biệt là thích tán tỉnh. Người bệnh bị rối loạn nhân cách kịch tính có đặc trưng bởi sự tìm kiếm sự chú ý quá mức và hình thái phổ biến của cảm xúc thể hiện một cách thái quá với các dấu hiệu về sự khao khát được chấp nhận và các hành vi quyến rũ không thích hợp. 
Những người bị rối loạn nhân cách kịch tính sẽ có nhu cầu cao về sự chú ý và cố gắng xuất hiện một cách ồn ào, thậm chí có những lúc sẽ không phù hợp với hoàn cảnh sống. Hơn nữa, người bệnh có xu hướng muốn phóng đại cảm xúc, hành vi của chính mình, luôn khao khát sự kích thích. Những đối tượng này thường có tình trạng tâm lý bất ổn, luôn cố gắng diễn đạt mọi thứ một cách quá mức để thu hút sự chú ý của người khác. Tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách cư xử cũng như mối quan hệ xung quanh của người bệnh. 

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách kịch tính là gì? Rối loạn nhân cách kịch tính thường có sự vượt trội cả về xã hội lẫn cuộc sống. Người bệnh có thể vượt trội một vài mặt của kỹ năng xã hội, tuy nhiên họ có thể có thiên hướng sử dụng những kỹ năng này để thao túng và điều khiển người khác để biến thành trung tâm của mọi sự chú ý. 
Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách kịch tính thường khó có thể thấy một cách thấu đáo được các tình huống mà bản thân đang thực hiện. Bên cạnh đó, họ còn phóng đại, tạo sự kịch tính gây ra nhiều cản trở cho bản thân. Những đối tượng này thường cảm thấy nhàm chán và nản lòng nếu bị thất bại và có xu thế thay đổi công việc một cách thường xuyên. 
Người bệnh rối loạn nhân cách kịch tính thường muốn và khao khát tìm sự hứng thú, mới lạ và tự đặt mình vào những tình huống khó khăn hoặc rủi ro có thể xảy ra. Những yếu tố này có thể là nguy cơ làm gia tăng sự tiến triển của bệnh trầm cảm
Nhìn chung biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính là xu hướng làm cho tất cả mọi việc trở nên quá mức so với thực tế và luôn muốn mọi người dành nhiều sự chú ý vào họ. Người bệnh thường không nhìn nhận cuộc sống theo hướng thực tế mà thường xuyên phóng đại gây nhiều ảnh hưởng lớn đến chính đời sống và công việc.
 
4EG16s3M3Xe21BUTDUAezL1s1pT6LZwD7WYmvWRgoyhL--62mPHU7vEDsEwYGgnS7zwkUwqCi_FgrDTfYB6v4Dv7KnyPbS7Oj21DDNDBSkZjRseUEum8AFz92JZCSR9ENhgN5LUzlPu61XFqJPBXQmAClzQHuqXh_i5ftsFLTSVNabJ6fTuIo3p1nAnF0g
Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính sẽ không thể tự nhận biết được các hành vi mà họ đang thực hiện. Đôi khi họ còn thấy những suy nghĩ bất thường và hành động kỳ lạ của họ là hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ tâm lý cho rằng, tính cách của một người sẽ được hình thành và ảnh hưởng bởi nhiều tương tác gen di truyền cũng như môi trường sống từ lúc còn thơ ấu. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính. Mặc dù vậy, những nhà nghiên cứu cho rằng, tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính liên quan đến 2 yếu tố: 
Yếu tố di truyền được nhận định dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học với đặc tính tính cách của người bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Trong quá trình mang thai và nuôi dạy con thì tính cách của cha mẹ có thể ảnh hưởng sang đứa con. Vì vậy, khi cha hoặc mẹ có rối loạn nhân cách thì con cái của họ cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn so với người bình thường. 
Yếu tố môi trường sống như mối quan hệ, nơi được sinh ra và lớn lên hoặc các sự kiện có liên quan đến cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến nhân cách của con người. Đặc biệt, khi người bệnh sở hữu gen di truyền dễ bị tổn thương và chịu tác động của cuộc sống thì sẽ có nhiều khả năng bị chứng rối loạn nhân cách kịch tính. 

4.Chẩn đoán hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính

Hầu hết mọi người đều rất muốn nhận được sự quan tâm, chú ý và công nhận từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, khi những điều này thể hiện ở trạng thái quá mức và không thể kiểm soát được có thể khiến cho tình trạng mắc chứng rối loạn nhân cách trở nên trầm trọng hơn. 
Nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính thì bạn có thể tìm bác sĩ tâm lý để chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Bác sĩ sẽ sử dụng các câu hỏi và tình huống cụ thể để chẩn đoán xu hướng hành vi của người bệnh. Một số vấn đề sau đây mà người bệnh cần chú ý và nhận định tình trạng sức khỏe tinh thần: 
  • Người bệnh cảm thấy có sự khó chịu hoặc không thoải mái khi mọi người không dành sự chú ý cho mình
  • Người bệnh bị rơi vào tình huống ám thị
  • Người bệnh có xu hướng sử dụng ngoại hình để thu hút sự quan tâm, cũng như sự chú ý từ người khác. 
  • Người bệnh có biểu lộ cảm xúc một cách thái quá và tự kịch tính hoá. 
  • Người bệnh có hành vi, cách cư xử với mọi người xung quanh theo chiều hướng khiêu khích hoặc quyến rũ…
  • Người bệnh có thể thường xuyên sử dụng từ hoa mỹ để phát biểu nhưng nội dung lại không có chiều sâu, mơ hồ. 

roi-loan-nhan-cach-kich-tinh-5.jpg

Thăm khám với bác sĩ tâm lý tăng cơ hội điều trị bệnh sớm 

5. Điều trị hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính như thế nào?

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhân cách kịch tính có thể giúp cho bác sĩ và người bệnh hiểu rõ tình trạng bệnh lý, mức độ bệnh… từ đó có thể đưa ra kế hoạch và phác đồ điều trị cho phù hợp. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp cụ thể để có hiệu quả trong điều trị. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định, bao gồm:
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh đang ở mức độ nguy hiểm. Thông thường các loại thuốc được áp dụng trong điều trị trầm cảm thường giúp kiểm soát và ổn định trạng thái cảm xúc, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần được chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, bởi vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Trị liệu tâm lý được thực hiện bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ để trao đổi và trò chuyện trực tiếp với người bệnh. Đây cũng là phương pháp khá hiệu quả đối với những trường hợp mắc bệnh rối loạn nhân cách kịch tích ở mức độ nhẹ và vừa. 
Dù áp dụng phương pháp nào thì quá trình trị liệu đạt hiệu quả vẫn cần có sự chủ động cũng như tuân thủ của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần nhận thức được đúng các vấn đề liên quan đến căn bệnh mà mình đang vướng mắc phải. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần thực hiện việc kiểm soát cảm xúc, không bị kích động quá mức để có thể tỉnh táo hợp tác với chuyên gia trong quá trình điều trị. 
Nếu bệnh nhân và gia đình đang cần tư vấn tâm lý với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo ngày ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
  • BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
  • HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
  • BẢO MẬT THÔNG TIN TUYỆT ĐỐI về thông tin cá nhân, tình trạng bệnh của khách hàng. 
  • KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.  
  • TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.  
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.