Tin tức 02/10/2022

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên vì áp lực học tập, gia đình

Trẻ vị thành niên là đối tượng có tâm lý khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt từ chính người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này trẻ còn dễ bị áp lực bởi học tập, kết quả, những kỳ vọng của cha mẹ. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho họ rơi vào trạng thái căng thẳng chán nản bi quan. Vì vậy cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt đến cảm xúc của các con đồng thời chia sẻ thường xuyên để tránh xảy ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với con trẻ. 

1. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến, đặc biệt trầm cảm lứa tuổi đi học ngày càng gia tăng. Tình trạng này khiến người bệnh cảm giác buồn bực, mất hứng thú với mọi việc kể cả việc trước đây rất được yêu thích.
Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng trầm cả ở trẻ vị thành niên: tâm lý, căng thẳng phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, yếu tố di truyền và khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến tâm trạng mỗi người. 
Chứng bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên ở độ tuổi học đường thường xảy khá phổ biến vì thời điểm này tâm lý của trẻ chưa ổn định, dễ gặp nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng tiêu cực. 

nguyen-nhan-tram-cam-o-gioi-tre
Trầm cảm ở giới trẻ ngày càng gia tăng

2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Từ nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu thêm để nhận biết sớm các triệu chứng trầm cảm nếu con mình gặp phải. Một số dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy tình trạng bệnh lý của trẻ:
  • Trẻ thường xuyên cáu gắt, tức giận, cảm thấy chán nản khó có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, thậm chí có những trạng thái cảm xúc quá mức như đập đồ, la hét. 
  • Luôn có cảm giác mình vô dụng, lòng tự trọng thấp và cảm thấy tự ti. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy cuộc sống vô vị, thường tự cho mình là vô dụng
  • Các con cảm thấy buồn chán nhưng không rõ lý do, việc này nếu kéo dài và thường xuyên thì có thể khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề về tâm lý.
  • Thay đổi thói quen khi ngủ, thường có xu hướng mất ngủ nhiều và kéo dài, hoặc có những xu hướng ngược lại ngủ quá nhiều. 
  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi dù không phải làm việc quá nặng nhọ hoặc học hành căng thẳng. 
  • Trẻ thích ở một mình và có thể tự động tách mình ra khỏi gia đình và bạn bè, ít chia sẻ với mọi người, không thích chơi, không thích tụ tập …
  • Ăn nhiều hơn cũng là dấu hiệu của trầm cả. Một số trẻ khi có các triệu chứng trầm cảm thường tìm đến đồ ăn để giải toả tâm lý. Tuy nhiên, cách này có thể khiến cho trẻ tăng cân mất kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 
  • Người bệnh không có hứng thú trong mọi việc có thể trước đây rất thích. 

3. Nguyên nhân trầm cảm của giới trẻ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể do áp lực từ gia đình, áp lực từ công việc hàng ngày bao gồm việc học hành và lối sống. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các con bị ảnh hưởng to lớn tới tâm sinh lý, luôn sống trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, và nặng nề. 
  • Cha mẹ bị căng thẳng do stress và áp lực tài chính khiến cho cuộc sống luôn xảy ra mâu thuẫn, cãi vã liên quan đến tiền bạc. Đây chính là nguyên nhân gây căng thẳng và áp lực cho trẻ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em.
  • Biểu hiện cáu gắt, mắng chửi của cha mẹ khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương, và có thể tác động tiêu cực, căng thẳng của trẻ… Đây cũng chính là yếu tố dẫn tới mắc bệnh về tâm lý của trẻ. 
  • Cha mẹ khi còn mải mê và dành nhiều thời gian cho việc mưu sinh lo toan cuộc sống hàng ngày thì sẽ không có thời gian để nhận biết được các dấu hiệu bệnh tâm lý của trẻ ở giai đoạn sớm. 
  • Áp lực học hành thi cử của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở học sinh. Hiện nay, với số lượng con trong gia đình là khá ít nên việc kỳ vọng con cái học hành giỏi giang đều là mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con nhưng không có thời gian theo sát con, dành thời gian quan tâm đến học tập của của con để đạt được thành tích cao nhất.
  • Học sinh phải học quá nhiều, thời gian ăn, nghỉ ngơi, chơi không có và cùng với việc có gánh nặng về áp lực phải đạt được vị trí cao nhất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Đặc biệt mỗi lần trải qua kỳ thì các con gặp rất nhiều áp lực. Nếu không đạt điểm cao thì sẽ lo lắng sợ cha mẹ la mắng, và tạo nhiều áp lực cho trẻ.
  • Tâm lý của trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ. Ở giai đoạn này tâm lý của trẻ thay đổi khá nhiều, và đôi khi trẻ chưa đủ nhân thức để nhận ra những thay đổi cũng như hiện tượng mà trẻ gặp phải như thời kỳ dậy thì. Nếu trẻ không được định hướng đúng từ suy nghĩ thì có thể xảy ra các hành vi tiêu tục sẽ ám ảnh trẻ và có thể trẻ sẽ thực hiện các hành động đáng tiếc. 
  • Sinh học và di truyền cũng có thể là mông trong những nguyên nhân trầm cả ở giới trẻ. Các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu tới các bộ phận của cơ thể và não. Khi các chất dẫn truyền bị biến đổi hoặc hư hai thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng thay đổi và là nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ

nguyen-nhan-tram-cam-cua-gioi-tre

Áp lực học tập, thi cứ khiến giới trẻ dễ bị trầm cảm 

4. Các phòng ngừa tình trạng trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Để phòng ngừa tình trạng trầm cảm cho trẻ vị thành niên thì cha mẹ nên lưu ý một số cách sau: 
  • Giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn và không nên gây ra nhiều áp lực cho trẻ trong cuộc sống cũng như học tập. Cha mẹ nên dành thời gian cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau nhiều hơn và cũng tránh tình trạng cãi vã nhau. 
  • Thêm vào đó, cha mẹ cần có kế hoạch kiểm soát tài chính tốt để giảm thiểu những áp lực về tài chính có thể xảy ra. 
  • Cha mẹ nên chia sẻ những khó khăn trong học tập của trẻ, và không tạo áp lực hoặc đặt kỳ vọng quá nhiều khiến trẻ luôn bị bó buộc bởi điểm số và thành tích. 
  • Nếu cảm nhận thấy trẻ có những suy nghĩ tiêu cực hoặc trạng thái tâm lý căng thẳng, stress thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để giúp trẻ có thể giải quyết được vấn đề và bước ra khỏi trạng trầm cảm, buồn phiền. 
Vì những tác động kể trên có thể tác động hình thành nguy cơ mắc bệnh khiến cho tình trạng trầm cảm của giới trẻ ngày càng tăng. Khi phát hiện ra bệnh thường rơi vào giai đoạn muộn, thậm chí nghiêm trọng hơn trẻ có ý định và thực hiện tự tử. 
Nếu bạn đang cần tư vấn về tình trạng trầm cảm ở trẻ  với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo ngay ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
  • BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
  • HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
  • KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.  
  • TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.  
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
  • Link cài app trên hệ Google Play: 
  • Link cài app trên App Store: 
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.