Tin tức
15/10/2022
Trước khi chụp X Quang cần lưu ý gì?

Chụp X Quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng việc sử dụng loại thiết bị chuyên dụng có khả năng phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Các tia X này sẽ đi xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể để chụp lại hình ảnh các bộ phận bên trong, từ đó giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn. Để đảm bảo an toàn khi thực hiện phương pháp này, người bệnh “nằm lòng” các lưu ý khi chụp X Quang.
1. Chụp X Quang là gì?
Chụp X Quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong một khoảng thời gian dài. Hình chụp X Quang phổi nói riêng và các bộ phận khác nói chung có thể cho kết quả rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể. Từ đó, giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, hô hấp.
Các mô đặc như xương sẽ gây cản trở tia X nhiều. Mô có độ đậm đặc cao thì càng ít cho tia X xuyên qua.
Không khí và nước cho độ đậm thấp hơn nguyên nhân là do các phân tử cấu thành liên kết không chặt chẽ, tia X dễ dàng xuyên qua.
Chụp X Quang là một chỉ định cần thiết được thực hiện nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến vấn đề xương khớp. Kỹ thuật này giúp khắc phục nhược điểm không thể nhìn thấy những dấu hiệu triệu chứng bất thường của phương pháp thăm khám bằng mắt thông thường. Từ đó, qua hình ảnh chụp có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để tiến hành điều trị kịp thời.
Chụp X Quang phổi nhằm phát hiện các bệnh lý về phổi
2. Chụp X Quang có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tia X là loại tia bức xạ. Vì vậy, khi tia X đi qua cơ thể có thể gây một số tác dụng sinh học. Tác dụng này gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể nếu thực hiện không đúng cách. Những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tia X là tủy xương, tuyến giáp, bộ phận sinh dục và da.
Tuy nhiên, hiện nay, lượng tia X được sử dụng trong kỹ thuật chụp là trong một khoảng giới hạn an toàn. Thêm vào đó, các phòng chụp X Quang đều có những thiết bị hấp thụ tia tán xạ. Những yếu tố này giúp giảm tối đa tác hại tiêu cực mà tia X có thể ảnh hưởng đến người chụp. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi thực hiện phương pháp này.
Những ảnh hưởng có thể xảy ra của phương pháp X-quang đối với sức khỏe:
- Tăng nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với bức xạ cường độ mạnh quá nhiều làm tăng nguy cơ ung thư. So với trẻ em, người lớn càng ít nhạy cảm với bức xạ hơn. Tuy lượng bức xạ trong tia X tương đối thấp nhưng nếu chụp X Quang liên tục trong một thời gian dài, người bệnh cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị ung thư. Do đó, việc chụp X Quang phải có chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, nên chụp ở những cơ sở y tế có máy móc hiện đại, vì với các thiết bị chụp X Quang quá lâu ngày thì khả năng ảnh hưởng của tia X lên cơ thể người bệnh là rất cao.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em: Nếu bé nhà bạn cần chụp X Quang, kỹ thuật viên phòng chụp sẽ đeo tạp dề chì cho bé để bảo vệ cơ thể khỏi tiếp xúc với tia X. Đồng thời, trẻ em cần được giữ nằm yên nhằm đảm bảo quá trình chụp được diễn ra thuận lợi, không phải lặp lại lần thứ hai, thứ ba… Việc càng ít tiếp xúc với tia X, càng giảm được mức độ tổn thương mà tia này gây nguy cơ cho cơ thể trẻ.
- Không tốt cho thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai, hãy thông báo trước với bác sĩ điều trị để được chỉ định một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Bức xạ từ tia X sẽ tác động không tốt đến sức khỏe thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi.
- Đối với trường hợp người bệnh bị bệnh nặng cần phải tiến hành chụp nhiều thì nên sử dụng các thiết bị hiện đại để giảm thiểu tối đa tác dụng tiêu cực của tia X.
- Phản ứng với chất cản quang: Tuy hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng dị ứng với chất cản quang cần được chú ý. Một số người bị đau nhức, sưng hoặc tấy đỏ tại vị trí tiêm. Đối với một số người khi sử dụng thuốc có thể gặp tình trạng buồn nôn, mệt mỏi sau khi uống dung dịch chứa chất cản quang. Đây là hiện tượng bình thường, sẽ hết hẳn sau khi chụp X Quang trong vòng vài giờ. Nếu bạn cảm thấy không thể chịu được, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ điều trị.
3. Khi chụp X Quang tim phổi có phải cởi áo không?
Chụp X Quang tim phổi là một quy trình tiêu chuẩn và hầu hết không cần chuẩn bị gì. Trường hợp chụp X Quang tim phổi để có kết quả chính xác, người khám bệnh cần cởi bỏ áo khoác dày hoặc áo nhỏ với trường hợp nữ giới và có thể mặc áo mỏng ở bên ngoài. Đối với nam giới cũng tương tự nhưng nếu mặc áo mỏng thì bác sĩ có thể không yêu cầu cởi áo trước khi chụp chiếu.
Ngoài ra, nếu trong người bạn mang thiết bị y tế bằng kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước đó (như van tim nhân tạo, ốc tai điện tử, khớp nhân tạo hay máy tạo nhịp tim…), hãy thông báo với bác sĩ điều trị để tìm hướng xử lý. Nguyên nhân là do những loại thiết bị này có thể chặn tia X đi qua cơ thể bạn và tạo ra hình ảnh trên phim X Quang không chính xác.
Chụp X quang cần phải cởi áo dày hoặc áo lót
4. Trước khi chụp X Quang cần chuẩn bị gì?
Thông thường người bệnh không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện kỹ thuật này. Một số lưu ý khi chụp X Quang để quá trình này được diễn ra thuận lợi như sau:
- Bạn nên cởi quần áo (ở vị trí chụp X-quang) để dễ dàng bộc lộ vùng tổn thương hay vùng cần chụp.
- Bỏ hết đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân là do kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây cản trở cho quá trình thực hiện kỹ thuật này.
- Các bác sĩ hay kỹ thuật viên chụp X Quang có thể chỉ định bạn tiêm hoặc uống thuốc cản quang trước khi chụp (nếu cần).
- Để chụp X Quang ruột, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định bạn cần phải tiến hành thụt tháo và làm sạch ruột trước khi chụp.
- Một số kỹ thuật chụp X quang đặc biệt cần có sự chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ hay kỹ thuật viên chụp.
- Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sử dụng các loại thuốc cản quang trước khi chụp X Quang. Đây là chất giúp cải thiện chất lượng hình ảnh trên phim chụp X Quang. Nó chứa các hợp chất như iốt hoặc bari. Tùy thuộc vào lý do chụp X Quang, thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể theo những cách khác nhau, bao gồm: đường uống, đường tiêm hay đường xổ.
- Nếu chụp X Quang để kiểm tra bệnh lý đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chụp. Điều này nhằm đảm bảo quá trình chụp diễn ra thuận lợi và kết quả thu về trên phim chụp có độ chính xác cao.
Với những thông tin cung cấp trên, bạn đọc hẳn đã có thể trả lời được câu hỏi: “Chụp X Quang cần lưu ý gì?”. Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng góp phần chẩn đoán đúng bệnh lý đang mắc và điều trị bệnh hiệu quả. Do đó, bạn cần lựa chọn các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động lựa chọn các bệnh viện uy tín để tiến hành kỹ thuật chụp này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nói chung và kỹ thuật chụp X Quang phổi nói riêng, bạn có thể sử dụng ứng dụng AIviCare - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến thông minh để đặt lịch tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
- Bác sĩ chuyên khoa giỏi, đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
- Bác sĩ giải đáp thắc mắc, tư vấn tình trạng bệnh và tư vấn đơn thuốc điều trị.
- Đặt khám mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
- Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play:
- Link cài app trên App Store:
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.