Tin tức 02/10/2022

Ứng phó với cơn hoảng loạn khi ngủ

Hoảng loạn khi ngủ là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ. Chứng bệnh này có đặc trưng là lo âu, sợ hãi quá mức với những biểu hiện như la hét, đập giường, thở nhanh hổn hển, mạch nhanh và tháo mồ hôi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng ngủ cũng như tác động xấu tới sức khoẻ. Vậy, hoảng loạn khi ngủ nên thực hiện biện pháp nào để cải thiện? 

1. Hoảng loạn khi ngủ là gì? 

Hoảng loạn khi ngủ hay còn gọi là hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Những cơn hoảng loạn diễn ra vào ban đêm gây ra tình trạng khủng bố giấc ngủ và kết hợp với mộng du. Mỗi lần xuất hiện cơn hoảng loạn khi ngủ có thể kéo dài vài giây đến vài phút, thậm chí thời gian còn kéo dài hơn nữa. 
Hoảng loạn khi ngủ có thể ảnh hưởng tới gần 40% trẻ em ngược lại tỷ lệ người lớn mắc triệu chứng này ít hơn. Nỗi sợ hãi khi ngủ thường không phải là nguyên nhân lo ngại, nhưng khi bé bị hoảng loạn khi ngủ có thể sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Vấn đề này có thể cần yêu cầu điều trị nếu như chúng diễn ra thường xuyên với trẻ. 

2. Nguyên nhân của hoảng loạn khi ngủ

Hiện tại, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Dưới đây có thể là một số nguyên nhân khiến bé bị hoảng loạn khi ngủ: 
  • Do vấn đề tâm lý hoặc trẻ cảm thấy không hài lòng về điều gì đó trong cuộc sống. 
  • Căng thẳng quá mức
  • Mắc một số bệnh lý như ngưng thở khi ngủ
  • Giờ ngủ không phù hợp, thiếu ngủ, mất ngủ…
  • Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất cafein
  • Bị hù dọa thường xuyên

hoang-loan-khi-ngu
Căng thẳng quá mức có thể là nguyên nhân gây hoảng loạn khi ngủ

3. Các dấu hiệu của chứng hoảng loạn khi ngủ

Giật mình khi ngủ hoặc gặp hoảng loạn khi ngủ sẽ khác với những cơn ác mộng. Người có giấc ngủ kinh hoàng thường vẫn tiếp tục giấc ngủ với những dấu hiệu như: 
  • Một tiếng hét hoặc la to khi đang ngủ
  • Ngồi bật dậy ở trên giường và biểu hiện sợ hãi
  • Người bệnh nhìn chằm chằm vào vô không
  • Người bệnh sợ hãi vã mồ hôi, thở mạnh, có mạch đập nhanh, mặt đỏ bừng, đồng tử giãn ra…

4. Điều trị chứng hoảng loạn khi ngủ

Chứng hoảng loạn khi ngủ xảy ra không thường xuyên thì không cần thiết thực hiện điều trị. Khi con trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau: 
  • Phụ huynh đừng cố gắng đánh thức trẻ dậy. Vì khi đang trải qua nỗi đau kinh hoàng lúc ngủ, bé thực sự rất sợ hãi và chưa thể bình tĩnh lại ngay được. Bố mẹ càng ôm chặt bé thì bé lại càng phản ứng quyết liệt và dữ dội hơn. 
  • Hãy nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh và tạo cho trẻ cảm giác an toàn để con có thể từ từ vượt qua sợ hãi. 
  • Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên thu dọn đồ chơi hoặc các đồ vật trên sàn nhà để tránh trẻ có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang, cửa sở để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ gặp cơn hoảng loạn khi ngủ dẫn đến nguy cơ bị thương, hoặc gây rối loạn cho các thành viên trong gia đình thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. 
Điều trị cơn hoảng loạn khi ngủ thường tập trung vào việc đảm bảo sự an toàn đồng thời loại bỏ nguyên nhân hoặc yếu tố kích thích: 
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng ngưng thở khi ngủ… nếu đây là nguyên nhân gây nên cơn hoảng loạn khi ngủ.
  • Giải quyết các vấn đề gây căng thẳng: Nếu người bệnh có trạng thái căng thẳng quá mức có thể tăng sự khủng hoảng giấc ngủ thì bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức, thôi miên, phản hồi sinh học hoặc liệu pháp thư giãn để giúp ích cho những trường hợp này. 
  • Bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp thức tỉnh dự đoán liên quan đến việc thực hiện đánh thức người có giấc ngủ kinh hoàng khoảng 15 phút trước khi người đó trải qua sự kiện này. Người bệnh sẽ tỉnh táo trong vài phút trước khi ngủ lại. 
  • Sử dụng thuốc trong điều trị hoảng loạn khi ngủ khá hiếm. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ vẫn phải chỉ định người bệnh sử dụng thuốc benzodiazepin hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm để có hiệu quả nhất định. 

5. Biện pháp phòng ngừa cơn hoảng loạn khi ngủ

  • Ngủ đủ giấc sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt được cảm giác mệt mỏi. 
  • Thiết lập thói quen thường xuyên thư giãn trước khi đi ngủ. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động tĩnh, chẳng hạn như đọc sách, ngâm mình trong bồn nước ấm trước khi đi ngủ, thực hiện các bài tập thiền, thư giãn để dễ dàng đi vào giấc ngủ
  • Tạo môi trường an toàn trước khi đi ngủ
  • Xác định được những điều gây căng thẳng đồng thời cố gắng xử lý chúng để giảm thiểu ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần và giấc ngủ

be-giat-minh-khi-ngu

Ngủ đủ giấc giúp phòng ngừa chứng hoảng loạn khi ngủ
 

Nếu bố mẹ đang lo lắng về cơn hoảng loạn khi ngủ của bé và cần được tư vấn tâm lý với bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi mà không cần đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo ngày ứng dụng AIviCare - Ứng dụng thăm khám online với bác sĩ/chuyên gia giỏi đến từ các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
  • BÁC SĨ/CHUYÊN GIA TÂM LÝ uy tín, chất lượng đến từ các bệnh viện lớn về điều trị tâm lý như Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 199 (Bộ Công An).
  • HIỆU QUẢ bởi các Bác sĩ/chuyên gia tâm lý lắng nghe & thấu hiểu từ đó can thiệp điều trị tâm lý.
  • KHÁM ONLINE TIỆN LỢI chỉ cần có điện thoại có kết nối mạng là có thể đặt lịch và thăm khám online nhanh chóng.  
  • TIẾT KIỆM THỜI GIAN khi không phải đến phòng khám xa xôi mới gặp được bác sĩ giỏi.  
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh.
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
  • Link cài app trên hệ Google Play: 
  • Link cài app trên App Store: 
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.