Tin tức
06/05/2022
Ứng phó với trầm cảm hậu COVID-19

Tâm lý căng thẳng kéo dài khi mắc COVID-19 cùng với sự tấn công của virus đến hệ thần kinh khiến nhiều người bị trầm cảm hậu COVID. Thực tế sau khi nhiễm COVID, một tỉ lệ cao bệnh nhân F0 có biểu hiện rối loạn tâm thần, theo đó những triệu chứng trầm cảm có thể lên đến 50%.
1.Trầm cảm sau dịch và rối loạn lo âu hậu COVID gia tăng
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh COVID-19 khiến 63% người từ 18 - 24 tuổi xuất hiện triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm, 25% trong số đó gia tăng việc sử dụng chất kích thích nhiều hơn và khoảng 25% bệnh nhân có dấu hiệu nghĩ đến việc tự tử.
Khảo sát tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 tại TP.HCM năm 2021 ghi nhận có 53,3% bệnh nhân đang điều trị tại viện mắc phải chứng rối loạn lo âu, 20% bị trầm cảm và 16,7% bệnh nhân bị stress, đặc biệt những bệnh nhân từng thở HFNC (oxy lưu lượng cao), thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy có, tỉ lệ trầm cảm và tỉ lệ rối loạn lo âu lên đến 66,7%.
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý được sắp vào nhóm "rối loạn khí sắc", căn bệnh này khiến bệnh nhân cảm thấy tâm trạng trầm buồn, bi quan, mất hy vọng vào tương lai, không tự tin, mất hứng thú với các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống. Cơ thể người bị trầm cảm xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, thay đổi thói quen ăn uống, cân nặng, giấc ngủ, vận động… dẫn đến việc xuất hiện các ý định và hành vi thụ động, tự làm hại bản thân, muốn tự tử. Tình trạng này xảy ra sau khi khỏi COVID được gọi là trầm cảm hậu COVID. Các tác động tiêu cực của đại dịch (số người mắc bệnh, sự cách ly xã hội, sợ bị nhiễm bệnh, sự đau khổ do mất người thân, thất nghiệp, giảm thu nhập, bệnh lý mãn tính…) khiến con người không kịp thích ứng gây ra bệnh lý trầm cảm ở nhóm người dễ bị tổn thương hay còn gọi là trầm cảm sau dịch COVID.
2. Nguyên nhân gây trầm cảm hậu COVID
Việc cơ thể tạo phản ứng miễn dịch để chống chọi lại virus SARS-CoV-2 cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm hậu COVID. Khi bị nhiễm virus, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất cytokine, chemokine và những chất làm thúc đẩy quá trình viêm để chống lại virus. Đặc biệt có một loại cytokine được bài tiết ra từ tế bào T helper 2, nồng độ cytokine càng cao cho thấy mức độ nhiễm COVID càng nặng. Tuy nhiên khi cơ thể không kiểm soát được quá trình này sẽ dẫn đến những tác dụng ngược gây hại cho hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm vì dịch COVID, thậm chí kể cả sau khi khỏi bệnh COVID-19.
Phản ứng viêm ở hệ thần kinh khi xảy ra sẽ phá vỡ hàng rào máu não, các tế bào viêm ở ngoại biên sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra các rối loạn dẫn truyền thần kinh, rối loạn trục nội tiết dưới đồi, tuyến yên… dẫn đến các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm hậu COVID.
3. Biểu hiện của chứng trầm cảm hậu COVID
- Người bệnh có cảm giác buồn chán, mất hy vọng, bơ phờ;
- Không nhận thấy được khả năng hồi phục sức khỏe của mình trong khi nhiễm COVID;
- Người bệnh cảm thấy vô cảm, không có hoặc rất ít cảm xúc khi thấy người khác bị nhiễm COVID hoặc mất vì COVID-19;
- Không còn hứng thú trong công việc hàng ngày mà trước đây bản thân yêu thích;
- Thu nhỏ lại các mối quan hệ xã hội, kể cả với người thân yêu của mình;
- Hay dao động, không quyết đoán;
- Sợ nhiễm COVID thái quá hoặc mặc kệ không quan tâm;
- Hay quên, không hoàn thành một công việc hay một nhiệm vụ được giao;
- Kém tập trung, thường xuyên xao nhãng;
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ mơ, khó ngủ, dễ tỉnh giấc sớm;
- Đau đầu kèm triệu chứng rối loạn căng thẳng, rối loạn lo âu hậu COVID;
- Tăng sử dụng chất kích thích (rượu, cần sa, amphetamine…);
- Kiệt sức, suy nhược thần kinh.
Có thể thấy rằng, không chỉ COVID làm ảnh hưởng đến dạ dày, đại tràng, COVID ảnh hưởng đến gan, COVID ảnh hưởng đến sinh sản, ảnh hưởng buồng trứng… mà đại dịch COVID còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và tác động đến tâm lý của con người.
4.Ứng phó với trầm cảm hậu COVID-19
Ngày nay, chúng ta cần học cách sống chung với đại dịch bằng cách xây dựng lại những thói quen sinh hoạt tích cực, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, hạn chế đọc quá nhiều tin tức tiêu cực về dịch bệnh, duy trì các mối quan hệ xã hội gần gũi, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động tôn giáo, từ thiện như một hình thức chăm sóc sức khỏe tinh thần ban đầu có người đang có dấu hiệu trầm cảm vì dịch COVID.
Đối với bệnh nhân bước vào giai đoạn trầm cảm hậu COVID, điều cần thiết là người thân và bác sĩ phải lắng nghe câu chuyện của họ để tìm ra phương pháp trị liệu phù hợp, cần tập trung giải quyết vấn đề xuất phát từ chính bản thân bệnh nhân.
Nếu gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng, trầm cảm hậu COVID, bệnh nhân sẽ được tiếp cận điều trị đa mô thức với các liệu pháp trị liệu tâm lý như nhận thức, hành vi, chánh niệm... Với tình trạng trầm cảm từ trung bình đến nặng có thể tiến hành điều trị tâm thần, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết. Lưu ý việc lựa chọn thuốc trầm cảm hậu COVID cần phải xem xét sự phù hợp với từng cá thể người bệnh.
Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, làm tăng serotonin, noradrenalin ( đây là các chất bị giảm đi trong não dẫn đến chứng bệnh trầm cảm). Lưu ý thuốc chống trầm cảm có thể có một số tác dụng phụ khi mới sử dụng nhưng sẽ dần giảm đi theo thời gian. Hiệu quả của thuốc sẽ đạt bắt đầu đạt được sau 2 tuần sử dụng.
Nếu có thắc mắc về các vấn đề tâm lý và sức khỏe, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến để kết nối cùng Bác sĩ từ xa. Đồng hành cùng người dân mọi miền chống lại đại dịch COVID-19, AIviCare hợp tác với các bệnh viện hàng đầu cả nước trong công cuộc chống dịch, cung cấp các chương trình ưu đãi đặc biệt chưa từng có.
Khi đăng ký gói phục hồi COVID trên AIviCare bạn sẽ nhận được:
- Được thăm khám bởi các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19
- Được khám sàng lọc 2 lớp từ AI và chuyên gia, độ chính xác lên tới 90,99 % thủ tục đăng ký nhanh, tiện lợi
Gói phục hồi di chứng hậu COVID với lộ trình 10 bước gồm:
- Khám sức khỏe
- Khám và tư vấn dinh dưỡng
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
- Chụp Xquang ngực thẳng
- Tập vận động có kháng trở
- Tập các kiểu thở
- Tập ho có trợ giúp
- Trắc nghiệm đi bộ 6 phút
- Tâm lý trị liệu
- Hướng dẫn tập thở với các dụng cụ
AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:
- Tạo tài khoản nhanh chóng;
- Đăng nhập thông minh;
- Đặt hẹn trực tuyến;
- Kết nối với bác sĩ online ổn định…
Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:
- MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
- AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất:
Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay
- Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
- Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY
Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. VinBrain không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.